31.8.15

Nên sử dụng tháp hấp thụ hay tháp hấp phụ than hoạt tính?

Khi tới nhiều các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ có nhu cầu tư vấn, lắp đặt thiết bị xử lý khí thải để đảm bảo yêu về cầu môi trường mình nhận thấy trong phần lớn các bản ĐTM đưa ra phương pháp hấp phụ khí thải khi lựa chọn phương án cho xử lý khí thải của cơ sở. Hoặc kết hợp sử dụng cả 2 phương pháp hấp thụ và hấp phụ khí thải bằng than hoạt tính. Vậy nếu chỉ phải lựa chọn 1 trong 2 phương pháp thì nên lựa chọn phương pháp nào? Liệu Việc xử lý bằng tháp hấp phụ than hoạt tính có nổi trội hơn hẳn các phương pháp khác không mà được nhiều đơn vị tư vấn sử dụng vậy? Sau đây mình xin đưa ra nhận định riêng của mình về hai phương pháp xử lý khí nêu trên (nhận định của mình chủ yếu trên khía cạnh chế tạo áp áp dụng thực tế. Các lý thuyết về nguyên lý, hiệu quả, ưu nhược điểm các bạn xem các bài viết đã đăng nhé! ).
- Về tháp hấp thụ:
+ Thân thiết bị được lựa chọn rất đa dạng: Thép CT3, inox, nhựa PVC…
+ Lớp đệm: Cầu nhựa, sứ, cầu inox, … thông thường chọn cầu nhựa vừa rẻ vừa nhẹ.
+ Bơm dung dịch: Dùng loại thông thường hoặc bơm đầu inox.
+ Dung dịch hấp thụ: Đa dạng, dễ kiếm cũng như dễ thay mới.
- Về tháp hấp phụ bằng than hoạt tính:
+ Thân thiết bị: Thép CT3 ( cái này mình hay dùng )
+ Lớp lọc carbon: Than hoạt tính dạng rời hoặc dạng tấm ( Trước mình dùng than rời, giờ dùng tấm cho dễ chế tạo).
+ Không dùng bơm
+ Cần phải thay thế lớp lọc theo định kỳ. ( Mình chưa bao giờ hoàn nguyên được ). Do vậy, cần bổ sung thêm tháp hấp thụ phía trước để giảm tải xử lý cho thiết bị hấp phụ -> chi phí đầu tư tăng.
            Thực tế mình nhận thấy khi sử dụng một trong 2 phương pháp đều cho cho kết quả khí thải đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường.
            Việc lựa chọn phương án trên thực tế còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đầu tư của chủ sở hữu, vì vậy mình thường tư vấn cho chủ đầu tư dùng tháp hấp thụ.

Các bạn đang lựa chọn phương pháp nào?




No comments:

Post a Comment

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến!