Lý thuyết về hấp phụ gần như những ai làm trong lĩnh
vực xử lý khí đều có thể nắm bắt được. Nói tới xử lý khí bằng phương pháp hấp
phụ ta như cảm nhận được đây là một phương pháp tối ưu trong xử lý khí, mùi độc
hại. Cụ thể hiệu quả của phương pháp này được mô tả như sau:
- Hiệu suất xử lý khí đạt tới 99,99…%
- Xử lý được tất tần tật các loại khí, mùi độc hại.
Khi ta chưa tìm được 1 phương án truyền thống nào để xử lý loại khí nào đó thì
mặc nhiên áp dụng phương pháp hấp phụ cho nó luôn.
Vậy các vấn đề khó khăn trong việc chế tạo thiết bị
hấp phụ để xử lý khí bao gồm những gì? Dựa vào kinh nghiệm chế tạo và các thắc
mắc từ khách hàng, ta có thể nêu ra 1 số vấn đề như sau:
- Bao nhiêu lâu thì phải thay lớp lọc hấp phụ? Chất
hấp phụ thì rất nhiều, nhưng thực tế hiện nay chúng ta đang sử dụng chủ yếu là
than hoạt tính để hấp phụ khí thải. Than hoạt tính cũng lại có rất nhiều dạng
như: Than cục, than hạt nhỏ rời, tấm bông có tẩm than hoạt tính… tất cả đều khó
có thể hoàn nguyên được theo lý thuyết. Các thông số kỹ thuật của than hoạt
tính nhằm phục vụ công việc tính toán thời gian thay thế thì gần như không có
hoặc không được kiểm chứng nên gây nhiều hoài nghi cho người sử dụng.
- Tháp có khử hết được mùi không? Xin thưa là không
luôn cho nó lành. Thiết bị được chế tạo phục vụ cho nhu cầu thực tế, do đó nó
đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu của người mua hàng. Người mua hàng đôi
khi chưa hiểu hết được vai trò của thiết bị mang lại cho họ, do đó chúng ta cần
phải giải thích cho họ hiểu. Nếu tính theo lý thuyết thì thiết bị rất lớn, chi
phí rất cao mới mong xử lý triệt để được. Nhưng có cần phải xử lý tới mức triệt
để không? Không cần. Chỉ nên xử lý tới mức đạt tiêu chuẩn môi trường hiện hành
là được rồi. Như vậy thì chi phí mua thiết bị sẽ giảm rất nhiều và nhà máy đủ
luôn điều kiện để tiếp tục sản xuất.
Một phép so sánh vui thế này: Lưu lượng khí hít thở
của 1 người là khoảng 2m3/h. Chi phí mua 1 chiếc mặt nạ phòng độc ( xử lý khí độc
) là khoảng 200.000đ/chiếc ( loại rẻ ). Lưu lượng khí cần xử lý thải cần xử lý
cho 1 cơ sở dạng nhỏ khoảng 10.000m3/h. Do vậy chi phí cho xử lý khí độc khoảng
1tỷ đồng.
Trên đây là ý kiến cá nhân của mình về thấp hấp phụ
xử lý khí bằng than hoạt tính. Mong các bạn đóng góp thêm ý kiến để mình hoàn
thiện thêm kiến thức nhé!
Tháp hấp phụ |
No comments:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến!