Tháp hấp thụ xử lý khí lò đốt.
- Thiết bị tiêu thụ năng lượng: Nồi hơi, lò đốt rác,
nồi hấp, lò nung…
- Nhiên liệu sử dụng: Than đá, than bùn, vỏ trấu, gỗ
tạp, gỗ viên, dầu diesel, rác thải…
- Thành phần chính của khí thải: Tro bụi, SOx, NOx,
COx, …
- Dung dịch xử lý cần dùng: Ca(OH)2, NaOH, H2O, …
Nguyên lý căn bản của việc chế tạo thiết bị hấp thụ:
Hiệu quả xử lý của thiết bị phụ thuộc rất lớn vào khả năng tiếp xúc của khí thải
với dung dịch hấp thụ. Vậy cần lưu ý các yếu tố nào khi thiết kế tháp hấp thụ? Ta có thể xem xét 1 số yếu tố sau:
- Tiết diện ngang của tháp hấp thụ: Tiết diện ngang
của thiết bị sẽ quyết định tới vận tốc dòng khí lưu thông trong tháp. Vận tốc
khí thải không được quá lớn vì nếu vận tốc khí lớn sẽ mang theo dung dịch xử lý
ra khỏi thân tháp. Việc bố trí thêm tấm tách sol khí ( tách nước ) cũng là 1 giải
pháp nhằm giải quyết vấn đề trên nhưng vô hình dung lại tạo thêm trở lực cho
tháp dẫn tới làm giảm lưu lượng của khí thải cần hút ra. Do vậy, vận tốc khí thải
lưu thông trong tháp chỉ nên tính toán nhỏ hơn 2m/s.
- Độ cao của tầng đệm: Tầng đệm được bố trí nhằm
chia lớn bề mặt tiếp xúc của dung dịch xử lý với khí thải. Tầng đệm càng cao
thì khả năng xử lý khí càng đạt hiệu quả tốt. Thực tế nên lựa chọn độ cao tầng
đệm tối thiểu là 1000mm. Việc lựa chọn tầng đệm có liên quan tới yếu tố tiết diện
ngang của thiết bị. Hai yếu tố đó tạo ra thời gian lưu khí trong vùng xử lý.
- Đĩa phân phối khí: Mục đích của đĩa phân phối khí
là chia đều lượng không khí ra toàn bộ tiết diện của thiết bị. Tránh trường hợp
dòng khí đi tập trung vào 1 vùng của thiết bị.
- Dàn phun dung dịch: Cần bố trí dàn phun sao cho
dung dịch xử lý được trải đều trên bề mặt lớp đệm.
Hình ảnh tháp hấp thụ xử lý khí thải:
Khói thải từ lò đốt |
Tháp hấp thụ - inox |
Tháp nhựa - xử lý hơi hóa chất |
Chế tạo tháp xử lý khí |
Ảnh minh họa:
No comments:
Post a Comment
Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến!