20.8.15

Thuyết minh - Quy trình sơ chế gỗ tự nhiên trong sản xuất của nhà máy Z133

I - Lời nói đầu:
            Với đặc điểm một đơn vị sản xuất gia công đồ gỗ phục vụ cho quân nhu thì việc chủ động về nguồn nguyên liệu từ gỗ ở trạng thái tự nhiên ( hay còn gọi là gỗ tươi) đến thành phẩm là rất cần thiết. Vì nó giúp cho việc xác nhận thương phẩm gỗ đầu vào dễ dàng hơn, đảm bảo chất lượng gỗ cho từng tính năng sử dụng.
Nhưng gỗ ở trạng thái tự nhiên, luôn luôn chứa một lượng nước lớn. Khi không có một lượng nước nào hoặc một lượng nước nhỏ đựơc thoát ra hoặc “gỗ chưa sấy”. Lượng nước tồn tại trong gỗ ảnh hưởng đến tính chất của gỗ. Vì vậy sấy gỗ là bước đầu tiên và quan trọng nhất trước khi gỗ được đem chế biến (gia công).
Sấy sẽ làm cho gỗ có kích thước ổn định, không bị sâu mọt, dễ dàng bảo quản, quá trình hoàn thiện và gia công sản phẩm cũng vì thế mà sẽ đạt chất lượng cao hơn. Đặc biệt, việc sấy gỗ sẽ làm nhằm giảm trọng lượng của nó theo đó làm giảm chi phí vận chuyển.
            Gỗ sau khi sấy có thể nhanh chóng đưa và sử dụng nhưng tính năng chưa cao, chưa đáp ứng được sản phẩm phải chịu những môi trường khắc nghiệt như: mưa gió, ẩm mốc, chịu va đập…Vì vậy cần đến một công đoạn đó là áp dụng công nghệ ngâm tẩm gỗ.
            Gỗ khi đã đạt chất lượng được đem đi gia công, thì với quy mô xưởng với nhiều máy móc và các nguyên công phát sinh ra bụi ( như nguyên công: phay, bào, trà và đánh giáp…). Việc bụi phát tán sẽ gây các ảnh hưởng trước nhất đến người công nhân gia công ( có thể gây các bệnh về đường hô hấp và mắt khi tiếp xúc thời gian dài với bụi) và cũng làm giảm chất lưởng sản phẩm do việc bám lên bề mặt.
            Xuất phát từ những đặc điểm, tính chất , sự ảnh hưởng và tính kinh tế cho khách hàng Công ty CP công nghiệp Thái Dương đề xuất giải pháp gồm: Thiết bị sấy, thiết bị ngâm tẩm và hệ thống hút bụi nhà xưởng.
2  – Nguyên lý, mục đích và ý nghĩa các công đoạn
2.1  Lò sấy gỗ
2.1.1  Nguyên lý làm việc của lò sấy gỗ
            ……………………………..
2.1.2  Mục đích và ý nghĩa của hệ thống sấy:
-       Nhằm rút ngắn thời gian khô tự nhiên đến độ ẩm đạt yêu cầu (12-15%)
-       Sấy sẽ làm cho gỗ có kích thước ổn định, giảm bớt cong vênh và các khuyết tật
-       Sấy sẽ làm tăng cường độ gỗ giúp cho gỗ dễ dàng hơn trong việc sử lý chất bảo quản
-       Gỗ sấy có khả năng tránh được sâu mục, các loại mối mọt và nấm mốt do tạo được lớp chai bề mặt
-       Gỗ được sấy sẽ dễ dàng gia công hơn trong các nguyên công sau và đem lại hiệu quả cao hơn
-       Một điểm nữa đó là sấy làm giảm trọng lượng, từ đó giảm chi phí vận chuyển đem lại tính kinh tế
2.2 Bồn ngâm tẩm áp lực
2.2.1 Nguyên lý
2.2.2  Mục đích và ý nghĩa của hệ thống ngâm tẩm gỗ:
-  Việc đưa hóa chất vào trong tế bào gỗ sẽ làm tăng tính ổn định về kích thước và nâng cao cơ tính của gỗ thành phẩm
- Hóa chất ngâm tẩm giúp triệt nguồn thức ăn của nấm mốc và trừ được các loại mối mọt
- Giúp gỗ ít bị thẩm thấu nước
- Do làm tăng cơ tính, tính năng sử dụng nên có thể tận dụng được cả các loại gỗ xấu, gỗ rác giúp tăng tính kinh tế
2.3 Hệ thống hút bụi gỗ
2.3.1 Nguyên lý
……………………

2.3  Mục đích và ý nghĩa của hệ thống hút bụi:
- Bụi sản xuất sẽ được giảm thiểu tối đa và thu gom tập trung giúp cải thiện môi trường làm việc, từ đó thúc đẩy được năng xuất làm việc hiệu quả hơn
- Bụi sau thu gom có thể tái chế hoặc dễ dàng cho việc sử lý

- Do không có bụi bám nên sản phẩm sẽ tiện hơn trong các nguyên công làm sạch…

Trân trọng!

No comments:

Post a Comment

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến!